Lụa - chất liệu lâu đời có nguồn gốc từ tự nhiên. Chất liệu cao cấp và sang trọng, thân thiện với làn da nhạy cảm của phái đẹp. Người mặc luôn cảm nhận được sự mềm mại, mịn màng của lụa, nhưng liệu các nàng đã biết rõ về lụa và cách sử dụng, bảo quảnđúng cách khiến cho lụa thật sự luôn như mới?
Trước tiên, ta cần biết "lụa là gì?
Lụa là một loại chất liệu vải có bề mặt tương đối mỏng và khá mịn màng, thân thiện với làn da. Do có cấu trúc dạng lăng kính tam giác, lụa phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó với nhiều góc độ khác nhau tạo nên vẻ óng ánh đặc trưng. Mang tới cho người mặc vẻ đẹp quý phái, sang trọng, đầy nữ tính mà ít loại vải nào có thể sánh kịp.
Bên cạnh đó vải lụa còn có khả năng giữ nhiệt vô cùng hoàn hảo nên khá thích hợp dùng vào mùa đông.
Lụa được dệt từ các sợi tơ tằm. Điều thú vị nhất chính là để có thể tạo ra được vải lụa tơ tằm người ta phải nuôi tằm trên một diện rộng rồi lấy tơ và se thành sợi sau đó dệt ra vải.
Tuy nhiên để có thể phát triển được nghề nuôi tằm cần phải có những vườn dâu xanh tốt. Và chất lượng của chính những lá dâu ấy sẽ cho ra những thành phẩm vải lụa cao cấp khác nhau.
1. Lụa tơ tằm: là loại lụa cao cấp nhất hiện nay, được dệt bằng thủ công truyền thống, có độ mềm mịn tốt.
2. Lụa satin: làm bằng tơ tằm cao cấp áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo sự đan kết chặt chẽ giữa sợi ngàng và sợi dọc.
3. Vải lụa cotton: là dạng vải tổng hợp từ 2 chất liệu cotton và vải lụa, do đó có được những ưu thế từ hai loại vải này
4. Lụa Twill: là loại vải lụa có thiết kế sợi chéo, bền và vô cùng chắc, có độ bóng vừa phải.
5. Lụa 2 da – Lụa Twist Silk: là sản phẩm của sự kết hộ giữa 50% lụa nguyên chất và 50% sợi visco, mềm mại, chống nhăn tốt, có độ bền cực cao.
6. Lụa gấm Jacquard: là loại vải dùng công nghệ giúp tạo các hoa văn chìm lên trên bề mặt vải lụa, thêm vẻ sang trọng cho người sử dụng.
7. Damask Silk: loại vải này cũng áp dụng hình thức dệt vân đoạn nhưng có sự thay đổi về cấu trúc sợi ngang, sợi dọc.
8. Lụa đũi: lụa đũi được dệt từ sợi tơ thô của loại tằm ăn lá dâu, có độ bóng nhẹ, hơi thô.
Các loại khác: lụa cát, lụa tuyết, vải lụa giấy, lụa thun, lụa xốp,…
Cần phân biệt rõ 2 loại vải lụa hiện nay: vải lụa tơ tằm 100% và vải lụa tơ tằm pha (nylon, polyester, …).
Lụa như cô nàng đỏng đảnh rất khó chiều chuộng, chỉ cần dùng sai hóa chất làm sạch "nàng" sẽ bị teo tóp, co rúm lại xấu xí, sơ ý giặt không đúng cách "nàng" có thể mất màu, bạch phếch hoặc nếu không nhẹ tay khi sử dụng, "nàng" sẽ bị tung, bung, xô sợi trông rất khó coi. Mặc dù, khó tính là vậy nhưng ít ai có thể kháng cự lại sức hấp dẫn khó cưỡng của trang phục làm từ lụa, nhất là trong tiết trời mùa hè nóng bức như thế này.
Một vài gợi ý cho các bạn về cách giặt và bảo quản lụa nhé!!
1. Nên giặt lụa bằng tay một cách nhẹ nhàng. Nên thêm đá vào để nước giặt thật lạnh sẽ giúp lụa săn sợi và không bị phai màu.
2. Sử dụng dầu gội đầu của em bé để giặt lụa. Chúng sẽ giúp lụa bền màu mà còn lấy đi vết bẩn một cách dễ dàng.
Dùng nước chanh hoặc giấm táo pha loãng để tẩy vết nhơ trên đồ lụa. Cách xử lý vết bẩn này phù hợp với đa dạng chất liệu lụa. (nên kiểm tra thử ở một phần vải nhỏ trước khi dùng phương pháp này.)
3. Xả vải bằng nước thật lạnh, tránh nước ấm nóng.
4. Thêm vài giọt dung dịch dầu xả vào nước xả vải để vải lụa thêm mềm mại và trơn mượt.
5. Để hạn chế việc ngả vàng và giúp đồ lụa thêm bóng bẩy, tươi màu, bạn thêm 1/2 chén giấm táo vào nước xả vải để ngâm lụa.
6. Không được dùng hóa chất tẩy trắng với đồ lụa.
7. Khi xịt nước hoa hay keo giữ nếp tóc nên tránh tuyệt đối tiếp xúc với đồ lụa.
8. Nước sinh hoạt của bạn nếu là nước cứng (nước có nhiều khoáng chất như magie và canxi) cũng sẽ gây tổn hại nhiều tới đồ lụa khi giặt. Để khắc phục điều này, bạn nên thêm 1 thìa borax (hàn the) vào nước giặt để mềm hóa nước, giúp đồ lụa bền đẹp hơn.
9. Thấm khô đồ lụa vừa giặt với một chiếc khăn bông. Vì lụa có cấu tạo gần giống như mái tóc nên hãy đối xử với nó như với “góc con người” của bạn. Đừng làm khô nước bằng cách xoắn, vần vò, vắt vì sẽ làm món đồ lụa đắt tiền của bạn bị tổn hại nghiêm trọng!
10. Nên phơi trang phục ở nơi khuất ánh nắng, nhiều gió, không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào khiến đồ lụa bị bạc màu.
Chỉ được là khi thấy thực sự cần thiết. Tốt nhất khi phơi, bạn nên giũ mạnh để nếp vải lụa được thẳng thớm và khi khô hãy dùng móc treo chúng vào tủ quần áo thì khi sử dụng bạn sẽ không phải là lại. Nếu bắt buộc phải là, bạn phải để chế độ thích hợp với đồ lụa (là lạnh hoặc là hơi ấm).
MONG VÀI THÔNG TIN NÀY SẼ GIÚP CÁC NÀNG CÓ ĐƯỢC CÁC SẢN PHẨM TỪ LỤA LUÔN ĐẸP VÀ LỘNG LẪY NHƯ MỚI NHÉ!!