Trầm cảm ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng thế nào? Dấu hiệu nhận biết?

Trầm cảm luôn là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống xung quanh mình, nhất là với quan hệ vợ chồng. Bạn đã hiểu rõ về trầm cảm chưa? Dấu hiệu của trầm cảm là gì? Cùng Cavana tìm hiểu nhé!

 

1. Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm lý phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sống hằng ngày. Trầm cảm có phạm vi rộng hơn cả cảm giác buồn bã hay mất mát rất nhiều, vì con người thường không thể “vực dậy tinh thần một sớm một chiều”.

Trầm cảm có thể xảy ra trong ngắn hạn nếu kéo dài chỉ vài tuần, hoặc dài hạn nếu diễn ra trong nhiều năm. Những cảm xúc như buồn bã, cô đơn hoặc tuyệt vọng mà thỉnh thoảng chúng ta trải qua như khi bạn mất mát một thứ gì đó hay khi gặp trắc trở trong cuộc sống vốn là điều bình thường.

Tuy nhiên đôi khi những cảm giác phiền muộn bình thường đó có thể trở thành trầm cảm, một căn bệnh không nên xem nhẹ. Nếu không được điều trị, trầm cảm có thể tiếp diễn trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bạn.

Trầm cảm là gì

2. Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm

2.1. Bệnh trầm cảm thể hiện rõ về mặt thể chất, tinh thần, và cảm xúc:

- Cảm giác chán nản tột độ cả ngày (buồn bã, xuống tinh thần)
- Cảm thấy thất vọng hoặc thấy mình vô dụng (bạn không thể làm được điều gì để cải thiện tình hình)
- Mất đi niềm vui hoặc hứng thú tham gia hầu hết mọi hoạt động (những hoạt động mà trước kia bạn rất thích)
- Khó tập trung (khi ở nhà, khi làm việc, khi học bài; những gì dễ dàng giờ lại khó khăn với bạn)
- giác tội lỗi (cảm giác như bạn đã phạm sai lầm và không bao giờ có thể bù đắp)
- Cảm giác mất đi giá trị (những gì bạn làm đều không còn quan trọng)
- Suy nghĩ đến cái chết hay tự kết liễu cuộc đời

2.2. Triệu chứng về mặt thể chất: 

- Thay đổi giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc ngủ không đủ giấc)
- Thay đổi trong cách ăn uống (ăn quá nhiều hoặc ăn không ngon miệng)

- Di chuyển chậm (cảm giác như việc di chuyển lấy đi tất cả sức lực của mình)
- Hao hụt năng lượng, mệt mỏi (không có năng lượng làm việc, không thể ra khỏi giường)

Triệu chứng về mặt thể chất:

3. Tác hại của trầm cảm 

3.1. Tác hại đến đời sống cá nhân

Những người mắc bệnh trầm cảm thường ngừng gặp gỡ bạn bè hoặc mất hứng thú với những hoạt động khác mà họ đã từng yêu thích. Đó là vì họ muốn tự tách biệt mình hoặc rút lui khỏi những hoạt động thường ngày. Hãy lưu ý đến cảm giác muốn thu mình lại hoặc xa cách với mọi người và nghĩ xem đời sống xã hội cũng như các hoạt động thường ngày của bạn có gì thay đổi trong vài tháng hoặc một năm qua không.

3.2. Tác hại đến đời sống vợ chồng

Rối loạn tình dục là một triệu chứng thường thấy ở cả nam và nữ khi mắc chứng trầm cảm.

Có thể phân ra 3 loại rối loạn gồm: suy giảm ham muốn, rối loạn cương và rối loạn xuất tinh.

Bệnh nhân trầm cảm thường giảm mạnh các hứng thú và đam mê, trong đó có nhu cầu tình dục. Họ thường than phiền rằng đã mất hết các sở thích vốn có trước đây. Họ không còn ham muốn tình dục, nhiều khi hàng tháng không muốn quan hệ với vợ, chồng (hoặc bạn tình). Hoặc có quan hệ cũng là do chiều chồng (vợ) chứ bản thân không thấy hứng. Bên cạnh đó, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi nên luôn tìm cách từ chối quan hệ tình dục.

Dần dần họ lâm vào tình trạng mệt mỏi hơn. Họ thường viện cớ công việc, sức khỏe... để thoái thác. Bệnh nhân trầm cảm luôn trong tình trạng buồn rầu vô cớ, nét mặt ủ rũ, tâm trạng u uất, không thể vui được (dù có các tác động bên ngoài). Chính vì cảm giác buồn bã này mà họ không muốn quan hệ tình dục. Với họ, đời sống tình dục là một khái niệm gần như không tồn tại.

Tác hại đến đời sống vợ chồng

4. Điều trị trầm cảm như thế nào?

4.1. Nhờ giúp đỡ

Bước đầu tiên hướng đến điều trị là tìm những người có thể giúp đỡ bạn. Cảm giác yếu đuối là một phần của chứng rối loạn chứ không có trong thực tế, và sự cô lập sẽ càng dung dưỡng cho cảm giác này. Bạn bè và gia đình có thể giúp đỡ bạn bằng cách lắng nghe bạn tâm sự, khuyến khích bạn hành động và ủng hộ bạn trong những thời khắc tồi tệ nhất.

Nếu cảm thấy việc tích cực hoạt động hoặc ra khỏi nhà là quá khó khăn, bạn hãy cho bạn bè biết rằng bạn bị trầm cảm và khuyến khích họ tiếp tục rủ bạn tham gia các hoạt động mà bạn yêu thích, cho dù không phải lúc nào bạn cũng có hứng thú.

4.2. Tiếp nhận chẩn đoán và tư vấn, trị liệu

Đến gặp bác sĩ là bước rất quan trọng nếu bạn nghi ngờ mình bị trầm cảm. Nhiều căn bệnh có thể có các biểu hiện tương tự như trầm cảm và cần được bác sĩ loại trừ trước. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu cho bạn một chuyên gia trị liệu hoặc bác sĩ tâm thần.
Bác sĩ không nhất thiết phải kê toa thuốc. Nếu cho rằng có một nguyên nhân cụ thể nào đó gây ra chứng bệnh trầm cảm ở bạn, bác sĩ có thể giúp bạn đề ra kế hoạch hành động hoặc thay đổi lối sống.

4.3. Uống thuốc chống trầm cảm

Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm, ngay cả khi họ cho rằng vấn đề chính của bạn là rối loạn lo âu, vì thuốc này có thể có hiệu quả chữa rối loạn lo âu cũng như trầm cảm.

Nếu thấy không có gì thay đổi sau vài tuần dùng thuốc, hoặc nếu không chịu được các tác dụng phụ, bạn hãy đề nghị bác sĩ kê toa thuốc khác cho bạn.
Nhớ rằng thuốc men không phải là giải pháp lâu dài. Thuốc có thể giúp bạn giảm triệu chứng, nhưng bạn cũng cần tìm các hình thức điều trị khác để có sự cải thiện rõ rệt, chẳng hạn như trị liệu tâm lý.

4.4. Thay đổi lối sống

Ngủ đều đặn và đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và áp dụng một chế độ ăn lành mạnh đều là những yếu tố quan trọng để giảm căng thẳng và có lợi cho trạng thái cảm xúc lành mạnh.

Cân nhắc liệu pháp thiền, mát-xa hoặc các phương pháp thư giãn khác.

4.5. Tìm đến các mối quan hệ tốt 

Gần gũi với bạn bè và thường xuyên liên lạc với họ. Tìm đến bạn bè và người thân khi bạn cần một người để nói chuyện là điều đặc biệt quan trọng. Chỉ cần chia sẻ những cảm giác của bạn với ai đó là bạn cũng có thể cảm thấy khá hơn

Điều trị trầm cảm như thế nào

Trầm cảm không phải là chuyện nhỏ. Đây là một căn bệnh thực sự và cần được điều trị. Tuy không phải là bệnh thể chất, nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể vượt qua trầm cảm chỉ bằng ý chí. 

Hy vọng một chút thông tin được tìm hiểu và tổng hợp sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về trầm cảm , để cuộc sống thoải mái và dễ chịu hơn nhé!
 
 

Chat Zalo

Zalo

Messenger

Hotline