Quan hệ tình dục an toàn (Phần 2)

Như Phần 1 đã đề cập về việc phòng tránh qua các sản phẩm để có được sự an toàn qua những cuộc yêu. Phần 2 cũng tiếp tục giúp các bạn luôn có tinh thần thoải mái nhất khi gần gũi người ấy với những biện pháp sau:

 

1. Đi xét nghiệm định kỳ

Bạn nên định kỳ đến bác sĩ hoặc các cơ sở y tế miễn phí để xét nghiệm sàng lọc HIV và các bệnh STI khác. Bạn và bạn tình nên đi xét nghiệm trước khi quyết định ngừng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. Bạn vẫn nên tiếp tục đi xét nghiệm định kỳ ngay cả khi có mối quan hệ nghiêm túc để đảm bảo an toàn. Cẩn thận bao giờ cũng tốt hơn là bị lây nhiễm bệnh mà không biết.

  • Nếu lo lắng, bạn hãy yêu cầu bạn tình cùng đi. Bạn hoàn toàn có quyền đòi hỏi bạn tình sẵn lòng và tự nguyện làm việc này.
  • Nếu đối phương không muốn đi cùng, bạn hãy yêu cầu họ đi một mình và cho bạn xem kết quả. Thử nói, “Em biết là anh cần sự riêng tư. Nhưng chuyện này ảnh hưởng đến sức khỏe của cả anh và em, thế nên chúng ta phải chia sẻ thông tin cho nhau."
  • Nếu người ấy không chịu quan hệ tình dục an toàn, bạn nên tìm người khác.

Quan hệ tình dục an toàn (Phần 2)

2. Tìm hiểu kỹ các triệu chứng đặc thù

 Một trong những cách tốt nhất để giữ an toàn cho bản thân là nâng cao kiến thức. Bạn hãy dành thời gian tìm hiểu về các bệnh lây truyền qua đường tình dục cùng với các phương thức lây nhiễm và các triệu chứng. Bác sĩ là một trong những nguồn cung cấp kiến thức tốt nhất. Bạn hãy hỏi một số thông tin từ bác sĩ hoặc xem các trang uy tín trên mạng.

  • Ví dụ, bạn nên biết rằng bệnh chlamydia, một trong các bệnh STI phổ biến nhất, thường không có triệu chứng nào, do đó người ta thường vô tình lây cho người khác mà không biết.
  • Mụn cóc sinh dục là một bệnh STI khác. Các mụn cóc này rất dễ lây qua tiếp xúc da. Những khối mụn màu da thường có hình dạng như cây súp lơ. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
  • Nhiều bệnh STI không có các triệu chứng rõ ràng; tuy nhiên, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín của bạn tình, bạn nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi họ đến gặp bác sĩ.
  • Hiểu cơ thể mình. Nếu nhận thấy bất cứ sự thay đổi nào trong cơ thể, cho dù có biểu hiện rõ rệt hay không, bạn cũng đừng ngần ngại liên lạc với bác sĩ. Cẩn thận bao giờ cũng hơn là sau đó phải hối tiếc.

Quan hệ tình dục an toàn (Phần 2)

3. Đi tiêm phòng

Một trong những cách tốt nhất để phòng chống một số bệnh lây qua đường tình dục là tiêm phòng bệnh. Hiện nay có các loại vắc xin phòng bệnh viêm gan A và B, bệnh nhiễm siêu vi papilon ở người (HPV). Hỏi bác sĩ xem liệu các loại vắc xin này có thích hợp với bạn không.

  • Nữ giới từ 9 đến 26 tuổi nên tiêm vắc xin phòng HPV. Loại vắc xin này được tiêm 3 liều trong 6 tháng. Vắc xin này đã được trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ chứng nhận là an toàn cho mọi phụ nữ trong độ tuổi trên. Vắc xin HPV cũng được khuyến nghị tiêm cho các bé trai ở độ tuổi 11-12.
  • Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng vắc xin phòng bệnh viêm gan A cho mọi trẻ em, nam giới có quan hệ tình dục đồng giới và những người tiêm chích ma túy.
  • Nhiều nhóm người nên tiêm phòng viêm gan B, trong đó bao gồm:
    • Trẻ em dưới 19 tuổi chưa tiêm lần nào
    • Người sử dụng ma túy qua đường tĩnh mạch
    • Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới
    • Người có HIV hoặc bệnh gan mãn tính

Quan hệ tình dục an toàn (Phần 2)

4. Tiếp nhận điều trị để tránh lây qua bạn tình 

Một phần của việc quan hệ tình dục an toàn và có trách nhiệm là đảm bảo không lây truyền bệnh cho bạn tình. Nếu bị nhiễm bệnh STI, bạn cần đảm bảo được điều trị đúng cách. Nếu được chẩn đoán dương tính, bạn hãy hỏi bác sĩ về phương án điều trị hiệu quả nhất trong trường hợp của mình.

Ví dụ như, nếu bạn phát hiện mình bị nhiễm bệnh lậu, bác sĩ sẽ kê toa một liệu trình kháng sinh để giúp bạn điều trị bệnh.

Trong trường hợp trên và bất cứ bệnh viêm nhiễm nào khác, bạn phải uống thuốc đúng như hướng dẫn. Hỏi bác sĩ nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hoặc lo ngại về các tác dụng phụ.

Báo cho bạn tình biết. Bạn cần nói với bạn tình của mình, chẳng hạn như, “Anh cần phải nói cho em biết là anh mới đi xét nghiệm và kết quả là anh bị mắc bệnh lậu, thế nên em cũng cần phải đi xét nghiệm càng sớm càng tốt." 

5. Hỏi về quan hệ tình dục có rủi ro cao

Có thể bạn phát hiện mình lâm vào tình huống cần biết về quan hệ tình dục có nguy cơ cao. Ví dụ, có thể bạn tình của bạn được chẩn đoán là nhiễm HIV. Trong trường hợp này, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quan hệ tình dục.

Hỏi bác sĩ về nhiều vấn đề. Bạn có thể hỏi, “Người yêu của em dương tính với HIV. Vậy bọn em phải làm gì để em vẫn giữ được âm tính ạ?"

Trao đổi cởi mở. Đừng ngần ngại hỏi nếu bạn hoặc bạn tình có bất cứ thắc mắc nào.

Bạn vẫn có thể tận hưởng đời sống tình dục lành mạnh và hạnh phúc với người có xét nghiệm dương tính, chỉ cần bạn luôn đảm bảo an toàn khi “yêu”.

Quan hệ tình dục an toàn (Phần 2)

Nguồn Wikihow

Chat Zalo

Zalo

Messenger

Hotline